KHỐI 5 – 6 TUỔI

MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ CUỐI 5 TUỔI

I – PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

  • Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A cụ thể:
  • Trẻ trai: cân nặng từ 16,0 – 26,6kg; chiều cao từ 106,4 – 125,8cm
  • Trẻ gái: cân nặng từ 15,0 – 26,2kg; chiều cao từ 104,8 – 124,5cm
  • Đi nối gót giật lùi 5 bước
  • Chạy 18m trong khoảng 10 giây
  • Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh
  • Bò theo đường dích dắc
  • Ném xa 4m bằng hai tay
  • Bật xa 50 – 60cm
  • Cắt được đường tròn
  • Có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh.
  • Biết tự đánh răng, lau mặt.
  • Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm, nơi không an toàn.

II – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

  • Thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Hay đặt câu hỏi: tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?
  • Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi.
  • Phân loại được một số đối tượng theo 2 -3 dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại.
  • Nhận biết được phía phải, phía phải của người khác.
  • Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai.
  • Có biểu tượng về số trong phạm vi 10,thêm bớt trong phạm vi 10.
  • Phân biệt các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật.
  • So sánh và sử dụng được các từ: To nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất; cao nhất – thấp hơn – thấp nhất; rộng nhất – hẹp hơn – hẹp nhất; nhiều nhất – ít hơn – ít nhất.
  • Phân biệt một số công cụ, sản phẩm, công việc, ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương.
  • Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của giáo viên và trẻ trong lớp, trường mầm non.
  • Nhận biết được vài nét đặt trưng về danh lam thắng cảnh của địa phương và quê hương đất nước

III – PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

  • Nhận dạng được các chữ cái và phát âm được các âm đó
  • Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu.
  • Hiểu được một số từ trái nghĩa
  • Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch, kể chuyện…
  • “Đọc” và sao chép được một số kí hiệu.
  • Mạnh dạng, tự tin, chủ động trong giao tiếp.

IV – PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI

  • Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động.
  • Có hành vi ứng xử đúng với bản than và mọi người xung quanh.
  • Có hành vị, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi.
  • Vui vẻ nhận và thực hiện công việc được giao đến cùng.
  • Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp mầm non, nơi công cộng.
  • Giữ gìn và bảo vệ mội trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc các con vật nuôi, cây cảnh, giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, có ý thức tiết kiệm.

V – PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

  • Thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xúc phù hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
  • Thích nghe nhạc, nghe hát. Chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc.
  • Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích.
  • Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc: vỗ tay, dập chân, nhún nhảy, múa…
  • Biết sử dụng các công cụ âm nhạc để gõ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp.
  • Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đa dạng: biết phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra các sản phẩm tạo hình có nội dung và bố cục cân đối, màu sắc hài hòa.
  • Biết sử dụng các màu sắc khác nhau như đỏ xanh, vàng, hồng, nâu, tím, da cam để tao ra các sản phẩm.
  • Biết phối hợp màu sắc, hình khối và đường nét trong trang trí.
  • Biết nhận xét, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.